Phào chỉ PU tân cổ điển là vật liệu được sử dụng rất nhiều trong các công trình như biệt thự, nhà hàng, khách sạn,….hiện nay. Được sản xuất từ chất liệu hiện đại cùng dây chuyền công nghệ cao. Phào PU hoàn toàn đáp ứng mọi yêu cầu nghiêm ngặt về thẩm mỹ lẫn chất lượng công trình và đây cũng là dòng sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất tại thị trường. Vì giá thành phù hợp và đảm bảo chất lượng vượt trội.
Phân loại phào chỉ tân cổ điển trên thị trường hiện nay
Phào chỉ (hay len tường) là vật liệu trang trí được sử dụng trong xây dựng với mục đích tạo điểm nhấn và trang trí các góc, điểm nối công trình. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu phào chỉ được sản xuất từ những nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên mỗi loại phào chỉ sẽ có giá thành và công dụng đặc trưng riêng.
Những loại phào chỉ phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: Phào chỉ thạch cao, phào chỉ gỗ và phào chỉ PU.
Phào chỉ thạch cao
Đây là loại phào chỉ truyền thống được sử dụng nhiều trong các công trình. Với chất liệu chủ yếu là vữa và thạch cao. Loại phào này có độ cứng và tính chịu lực cực tốt, tuy nhiên trọng lượng khá nặng.
Phào chỉ thạch cao thường có màu trắng, mang nét thanh thoát và nổi bật đặc trưng. Đặc biệt chất liệu thạch cao hạn chế được sự ảnh hưởng của thời tiết và có khả năng khử mùi, chống cháy cũng như cách âm hiệu quả.
Phào chỉ gỗ
Phào chỉ gỗ đã xuất hiện khá lâu trên thị trường kiến trúc. Được làm từ gỗ tự nhiên (hoặc gỗ công nghiệp), phào gỗ có trọng lượng nhẹ và độ bóng tốt hơn phào thạch cao.
Màu sắc trầm ấm của phào chỉ gỗ mang đến không gian trang nhã, sang trọng, khá thích hợp cho các công trình biệt thự, khách sạn,…Tuy nhiên, phào gỗ hay bị mối mọt nếu không được bảo quản tốt.
Phào chỉ PU
Phào chỉ PU tân cổ điển đang dần có sức cạnh tranh trên thị trường nhờ sử dụng chất liệu chính là nhựa PU cùng dây chuyền sản xuất hiện đại. Tính năng vượt trội của phào chỉ PU thể hiện ở sự mềm dẻo, trọng lượng nhẹ, dễ thi công.
Ngoài ra, phào PU còn có thiết kế tinh xảo, phong cách đa dạng, thích hợp cho mọi loại công trình. Quy trình lắp đặt phào chỉ PU rất đơn giản, thời gian thi công ngắn, hạn chế sự ảnh hưởng đến các hoạt động của chủ nhà. Chất liệu nhựa PU có tính đàn hồi tốt giúp phào chỉ dễ dàng thi công trên mọi điều kiện địa hình công trình.
Ưu điểm của phào chỉ PU tân cổ điển
Sử dụng chất liệu là nhựa PU hiện đại cùng công nghệ sản xuất tân tiến, phào chỉ PU tân cổ điển có giá thành rẻ cùng nhiều đặc tính vượt trội. Phào PU không chỉ có phong cách thiết kế đa dạng mà chất lượng cải tạo cũng rất hoàn hảo. Ngoài ra, phào PU còn sở hữu nhiều đặc tính như:
- Phào chỉ PU có trọng lượng nhẹ, giá thành hợp lý, thích hợp cho mọi nhu cầu cải tạo của người tiêu dùng.
- Tính chống ẩm, chống thấm, chống mối mọt hiệu quả, giữ cho công trình luôn khô ráo.
- Chịu được tác động của nhiệt độ và các yếu tố ngoại cảnh, chống biến dạng, cong vênh, bảo toàn thiết kế ban đầu.
- Thời gian sử dụng lên tới 15 năm, kéo dài thời gian tái cải tạo.
Quy trình thi công phào chỉ tân cổ điển đẹp
Phào chỉ PU tân cổ điển yêu cầu rất cao về chất lượng và sự tinh tế trong từng chi tiết. Bởi vậy, đơn vị thi công cần đảm bảo sự chính xác và chuyên nghiệp tuyệt đối trong suốt quá trình lắp đặt.
Một quy trình thi công phào chỉ PU cơ bản được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chọn phào chỉ thích hợp
Dựa vào bản thiết kế thi công và bản vẽ kỹ thuật, đội ngũ thi công chọn loại phào chỉ PU có màu sắc và kích cỡ phù hợp. Sử dụng thước máy để đo đạc, xác định chính xác vị trí thi công. Sau đó, công nhân dùng bút mực đánh dấu các điểm theo đúng thông số trong bản vẽ.
Bước 2: Kiểm tra bề mặt lắp phào chỉ
Bề mặt thi công phào chỉ phải thật khô ráo và có độ nhẵn, độ phẳng cần thiết để đảm bảo liên kết khi lắp phào. Sử dụng giấy nhám chà sơ qua mặt tường trần để loại bỏ bụi bẩn, mảng bám trên tường. Sau đó,dùng khăn lau sạch bề mặt đã chà nhám bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
Để tăng độ kết dính khi thi công phào chỉ, công nhân cần phủ thêm một lớp sơn lót trước khi bắt đầu lắp đặt.
Bước 3: Thi công gắn phào chỉ PU tân cổ điển
Khi bề mặt sơn lót đã khô, đội ngũ thi công cần chuẩn bị máy móc, keo dán tiến hành gắn phào. Tại những điểm ghép nối, nên sử dụng máy cắt góc 45 độ để tăng diện tích tiếp xúc và sự liên kết giữa các mối nối với nhau.
Sau khi cố định phào chỉ PU lên tường, công nhân sẽ dùng súng bắn đinh bắn trực tiếp lên phào, mỗi đinh cách nhau 15cm nhằm đảm bảo sự vững chắc. Phần mép tiếp xúc và mặt sau của phào cần được phủ lớp keo PU để phào chỉ cố định chắc chắn với bề mặt công trình.
Bước 4: Hoàn thiện thi công
Sau khi cố định phào chỉ PU tân cổ điển, công nhân sẽ kiểm tra kỹ các vết đinh và mối nối phào. Vì các vết đinh sau khi bắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ công trình nếu không được xử lý tốt. Tuy nhiên, đội ngũ thi công cũng có thể sử dụng bột bả, giấy nhám để trám và làm nhẵn các vết đinh bắn hoặc mối nối. Các khe hở phào được trám đầy với keo silicon. Cuối cùng, công nhân chỉ cần quét sơn lót và sơn nước để đảm bảo chất lượng và độ bóng cho phào chỉ là xong.